Sử dụng khung mái ngói bằng sắt là nhu cầu được nhiều người lựa chọn cho công trình. Tuy nhiên, để chọn được loại khung phù hợp với mức giá phải chăng thì nhất định bạn phải xem ngay bài viết dưới đây.
Sở dĩ, khung mái ngói được mọi người tin chọn cho hầu hết công trình vì:
- Kiên cố, đảm bảo an toàn: Phần khung thép được kết nối với nhau bằng các mối hàn kín. Nhờ đó đảm bảo được kết cấu kiên cố, an toàn khi lợp ngói. Đồng thời phần khung cũng có thể chịu được sức nặng tốt hơn khi lợp ngói lên.
- “Tuổi thọ” cao: So với nhiều loại khung làm bằng gỗ thì khung sắt, thép có “tuổi thọ” cao hơn rất nhiều. Khung thép không bị mối mọt, cong vênh hay nứt nẻ. Do đó, khung mái sắt lợp ngói có thể sử dụng xuất nhiều năm mà không lo hư hỏng.
- Có trọng lượng khá nhẹ: So với khung gỗ hoặc bê tông cốt thép thì khung thép nhẹ hơn khá nhiều. Việc có trọng lượng nhẹ giúp phần mái phải chịu sức nặng nhỏ hơn. Nhờ đó, đảm bảo công trình luôn bền đẹp và ít bị xuống cấp.
- Tiết kiệm chi phí: Với “tuổi thọ” cao, độ bền tốt nên khung thép thường phải sửa chữa hay bảo dưỡng khi sử dụng cho công trình. Vì vậy, mọi người cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí gia cố lại khung mái.
Tại sao khung mái ngói được lắp đặt cho hầu hết công trình?
Khung sắt mái ngói hiện được lựa chọn cho rất nhiều công trình. Từ công trình nhà ở, trường học cho đến bệnh viện, nhà hàng,… đều sử dụng loại khung này.

Khung sắt lợp mái ngói gồm những loại nào?
Hiện nay, có rất nhiều loại khung thép lợp ngói được sản xuất. Mỗi loại có đặc điểm và đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho công trình của từng người. Cụ thể, đối với loại khung mái ngói bằng sắt, thép, hiện nay có những loại sau:
Khung thép lắp ráp rời
Đây là loại khung mà các bộ phận của nó được ghép lại với nhau bằng cách lắp ráp. Bởi từng bộ phận được tách rời và kết nối với nhau bằng ốc vít chuyên dụng.
So với khung gỗ sử dụng đinh để đóng thủ công, loại khung này chắc chắn hơn vì được bắn bằng ốc vít. Tuy nhiên, chi phí cho việc thi công sẽ cao hơn khá nhiều. Thêm vào đó, để lắp ráp được khung mái thép thì đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề cao.
Khung thép cấu trúc ván, pano
Đây là loại khung sử dụng ván và pano khi lắp đặt. Khung gồm có nhiều thành phần được gia công sẵn như vách, sàn và mái. Thậm chí, các bộ phận này có thể được gia công ngay tại khu chuyên môn hóa hoặc ở cửa hàng.
Sử dụng phần khung mái thép dùng cấu trúc ván, pano sẽ giúp tiết kiệm ¼ thời gian thi công so với phần khung thép lắp ráp.
Khung thép sử dụng cấu trúc nhà tiền chế
Tận dụng những đặc tính riêng có của thép hình như dẻo, dễ uốn nắn, người thi công có thể tạo hình cho mái nhà một cách linh hoạt. Tùy theo nhu cầu mà phần mái sẽ được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau.
Bảng giá khung lợp mái ngói chi tiết
Hiện nay, khung lợp mái ngói bằng sắt, thép đang được sản xuất với nhiều loại. Mỗi loại lại có mức giá thi công khác nhau.
Để giúp bạn nắm được thông tin về giá khung xương mái ngói, bạn có thể tham khảo thông tin sau (nội dung mang tính chất tham khảo vì từng thời điểm giá sẽ có sự dao động):
- Khung kèo mạ thép 2 lớp: 250.000 – 300.000 VNĐ/m2
- Khung kèo mạ thép 3 lớp: 300.000 – 350.000 VNĐ/m2
- Khung kèo thép mái ngói trọng lượng nhẹ: 250.000 – 270.000 VNĐ/m2 (giá vật tư)
Trên đây là thông tin về mức giá mà bạn có thể tham khảo khi làm khung sắt lợp mái ngói. Để biết chính xác giá thi công trọn gói, bạn nên liên hệ với những đơn vị chuyên môn để được tư vấn đầy đủ nhất.
Cách làm khung xương mái sắt lợp ngói thông dụng hiện nay
Một bộ khung mái ngói bằng sắt, thép đạt chuẩn phải “hội tụ” được nhiều đặc điểm. Cụ thể, khi làm khung lợp ngói, bạn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Độ dốc tối thiểu của mái phải là 35 độ. Đối với độ dốc tối ưu cần đảm bảo là 40 độ. Trong trường hợp phần mái dài hơn 6m thì cần tăng độ dốc mái lên. Độ đốc lý tưởng là 45 – 50 độ để đảm bảo thoát nước tốt nhất.
- Khoảng cách giữa 2 tâm nối tâm (li tô) là 34 – 36cm. Phần li tô cuối cùng nên làm li tô kép có chiều cao gấp đôi các li tô khác. Phần li tô trên mương nóc thì để cách nhau khoảng 4 – 6cm.
- Để tránh cho phần mái bị võng, khi làm khung nên lắp đặt cầu phong dày hơn để có thể chịu lực tốt.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giải đáp cho bạn lý do mọi người thường sử dụng khung mái ngói bằng sắt cho công trình. Hy vọng, thông tin sẽ hữu ích và áp dụng được vào thực tế cho bạn.
Lê Thùy Trang