Chia sẻ phương án xử lý thoát nước mưa điểm giao mái chính và phụ

Hệ thống thoát nước mưa là hạng mục quan trọng mà gia đình nào cũng đều phải có khi xây dựng nhà ở. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà giúp thoát nước mưa nhanh chóng, tránh tình trạng ứ đọng, thấm dột cho ngôi nhà mỗi khi mùa mưa đến. Trong bài viết này, Việt Nam Ngày Mới sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hệ thống thoát nước mưa và cách thiết kế hệ thống này một cách hợp lý.

1. Tìm hiểu chung về hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

1.1 Hệ thống thoát nước mưa là gì?

Hệ thống thoát nước mưa là công trình bắt buộc phải có trong tất cả các ngôi nhà, được lắp đặt để thoát nước mưa dễ dàng và nhanh chóng. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà đúng tiêu chuẩn và hợp lý giúp mang lại hiệu quả thoát nước cao, tăng độ bền, thẩm mỹ cho ngôi nhà, và tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Điểm giao mái chính và phụ đóng vai trò thiết yếu trong việc thoát nước mưa. Ảnh: Hồ Phương Thảo

1.2 Vai trò của hệ thống thoát nước mưa

Mái nhà là bộ phận che chở cho mỗi ngôi nhà, nếu không có hệ thống thoát nước mưa, công trình sẽ dễ bị thấm dột, ẩm mốc và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Chính vì thế, thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà là việc làm không thể thiếu khi thi công xây dựng nhà ở:

  • Giúp gom toàn bộ nước mưa về hệ thống thải.
  • Ngăn ngừa hiện tượng thấm dột, gây nấm mốc ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà.
  • Ngăn ngừa ứ đọng nước, hạn chế sự sinh sôi phát triển của các vi sinh vật gây hại như ruồi, muỗi, các loại vi khuẩn.
  • Tăng khả năng tận dụng các không gian lân cận như phòng giải trí, phòng ngủ, phòng làm việc,…

1.3 Cấu tạo hệ thống thoát nước mưa

Cấu tạo của hệ thống thoát nước mưa khá đơn giản. Tuy nhiên, khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà cần cân nhắc và xem xét cách thiết kế để phù hợp với loại nhà mái dốc và nhà mái bằng. Cấu tạo của hệ thống thoát nước mưa gồm có:

  • Sê nô: Sê nô hay còn gọi là máng hứng nước mưa. Sê nô được cấu tạo từ tấm bê tông kiểu panel hoặc bê tông cốt thép có chiều sâu tối thiểu là 20cm, chiều rộng tối thiểu là 20cm. Độ dốc yêu cầu của sê nô thường là > 2%.
  • Phễu thu và lưới chắn rác: Phễu thu là bộ phận đầu tiên thu nước mưa, phải được đặt ở vị trí cuối của mái dốc để thuận lợi cho việc thoát nước, cũng như không ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình.
  • Hệ thống ống dẫn: Ống dẫn có thể là ống nhựa hoặc ống hợp kim. Bạn cần lựa chọn loại ống dẫn phù hợp, đạt tiêu chuẩn theo quy định về hệ thống thoát nước mưa.

2. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

Tuy hệ thống thoát nước mưa có cấu tạo khá đơn giản, nhưng bạn cũng cần lưu ý những nguyên tắc bắt buộc khi thi công để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, tránh ứ đọng nước.

2.1 Nguyên tắc thiết kế

Dưới đây là các nguyên tắc nhất định phải nắm khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà đúng chuẩn:

  • Đường ống thoát nước phải được bố trí sao cho ngắn nhất.
  • Độ dốc đảm bảo thoát nước mưa nhanh chóng nhất. Thông thường độ dốc tiêu chuẩn >2%.
  • Đường kính ống thoát nước phải đảm bảo đáp ứng tình trạng thoát nước trong thời điểm mưa to nhất.

2.2 Thiết kế ống nước thoát âm tường hay lộ thiên

Ống thoát nước mưa âm tường là hệ thống đường ống thoát nước được lắp đặt nằm bên trong tường, sau lớp vữa trát tường từ 1-5cm. Cách thiết kế này thường được áp dụng cho các tòa nhà cơ quan, trường học, khu tập thể,…

Ống thoát nước mưa lộ thiên là hệ thống ống thoát nước được đặt bên ngoài tường, có thể thấy được. Cách thiết kế này thường được áp dụng cho các công trình nhỏ như nhà ở hộ gia đình.

2.3 Kích thước ống

Để đảm bảo cho đường ống hoạt động hiệu quả, chịu được áp lực nước khi mưa lớn, tránh nứt, vỡ, hư hỏng, bạn cần lựa chọn đường ống có kích cỡ và chủng loại phù hợp. Hiện nay có 2 loại ống dẫn nước mưa phổ biến trên thị trường là ống nhựa và ống hợp kim:

  • Ống nhựa: Đây là loại ống dẫn có giá thành thấp, nhẹ, dễ dàng lắp đặt và thay thế, không bị han rỉ… Ống thường được thiết kế lắp đặt ngoài trời và sử dụng cho hệ thống thoát nước mưa hộ gia đình.
  • Ống hợp kim: Loại ống này có độ bền cao, thường được dùng cho hệ thống thoát nước mưa tòa nhà cao tầng, chung cư, khu đô thị. Nhược điểm của loại ống này là giá thành cao, khá nặng, khó vận chuyển.

Tùy vào từng quy mô và diện tích của công trình mà lựa chọn kích cỡ ống dẫn phù hợp:

  • Đối với nhà ở thông thường có diện tích sàn ≤100m2 thì sẽ cần 4 ống D60.
  • Đối với các công trình lớn hơn thì nên dùng ống D75.
  • Các công trình quy mô như công ty, xí nghiệp thì nên dùng ống từ D90 trở lên.

Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên đã giúp bạn thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà đúng tiêu chuẩn, đúng quy cách.

Hồ Phương Thảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *